Trang

Bút đo pH, NO3, Ca...Horiba (Nhật)

Chuyên cung cấp các loại bút đo pH, NO3-, K+, Na+, Muối, Ca...ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại môi trường khác nhau. Máy đo được mẫu lỏng, rắn, bột, giấy, dệt nhuộm, màng film, sữa chua, mứt, trái cây, thạch, mực in, sơn, mỹ phẩm, tôm cá, thực phẩm, y tế, môi trường...

TEST SERA, KIỂM TRA ĐỘ pH, kH, gH, CO2, NO2...ỨNG DỤNG TRONG THỦY SẢN

WATER TEST – TEST KIT (Test kit kiểm tra môi trường nước nuôi trồng thủy sản)

Bể Điều Nhiệt (Water Bath)

Bể điều nhiệt được nhập khẩu trực tiếp từ USA, đảm bảo chất lượng thiết bị, chế độ bảo hành miễn phí 12 tháng. Bể điều nhiệt Polyscience gồm nhiều dung tích, phù hợp với yêu cầu của khách hàng: 2 lít, 5 lít, 10 lít, 20 lít, 28 lít…

Máy Đo Độ Nhớt Brookfield

Đo độ nhớt là cách đo gián tiếp sự khác lạ đối với một số thuộc tính khác. Nhiều thuộc tính như hàm lượng chất rắn, nồng độ tinh thể, độ màu, trọng lượng riêng có thể được đo dễ dàng và chính xác bằng đo độ nhớt hơn là những cách thông thường.

Máy đo pH để bàn

Máy đo pH do Eutech sản xuất với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, thời gian đo nhanh với kết quả có độ chính xác cao, đảm bảo an toàn cho người vận hành. Máy đo pH được nhập khẩu trực tiếp từ Singapour, đảm bảo các tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu, chế độ bảo hành miễn phí 12 tháng.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Thiết Bị Kiểm Tra Độ Phủ Sơn Ướt

Thiết Bị Kiểm Tra Độ Phủ Sơn Ướt

Hãng SX: Rhopoint – Anh Quốc



  Kiểm tra độ phủ ướt Sơn : Rất quan trọng vì nó cho phép xác định độ dày cần thiết để phủ lớp sơn (mực in) an toàn. Cung cấp dự tính biết được 1 lít sơn sẽ phủ được bao nhiêu M2. Công ty chúng tôi đang là Đại diện độc quyền hãng Rhopoint Anh trong việc cung cấp Dụng cụ đo độ phủ sơn ướt.





Thiết bị đo độ phủ sơn ướt

Chức năng:

  • Thao tác kiểm tra đơn giản và chính xác độ che phủ ướt của sơn
  • Xác định độ dày cần thiết để che phủ hoàn toàn
  • Cung cấp thông tin dự đoán khả năng phủ bao nhiêu mét vuông cho một lít sơn


Mô tả sản phẩm:

Dụng cụ xác độ độ che phủ ướt Rhopoint PaintLab+ Cryptometer là một công cụ cho phép xác định độ che phủ ướt của sơn chỉ trong vài phút thí nghiệm

Tính năng:

  • Thao tác kiểm tra đơn giản và chính xác độ che phủ ướt của sơn
  • Xác định độ dày cần thiết để che phủ hoàn toàn
  • Cung cấp thông tin dự đoán khả năng phủ bao nhiêu mét vuông cho một lít sơn
  • Có thể sử dụng cho loại sơn nhiều sắc tố
  • Sự lựa chọn lý tưởng cho các môi trường kiểm soát chất lượng

Thông số kĩ thuật:

–  Dụng cụ xác độ độ che phủ ướt Rhopoint PaintLab+ Cryptometer là một công cụ cho phép xác định độ che phủ ướt của sơn chỉ trong vài phút thí nghiệm.
–  Thiết bị bao gồm một tấm kính, một nửa màu đen nửa màu trắng. Mỗi nửa này có quy mô khắc từ 0-50mm dọc theo một cạnh bắt đầu từ bộ phận ở trung tâm. Hai tấm đầu kính được bao gồm trong mỗi công cụ và các kim loại có hai hỗ trợ ở một đầu để các tấm đầu trong suốt nghỉ ngơi ở một góc khi được đặt vào vùng màu đen và trắng của tấm cơ sở.
–   Các tấm hàng đầu khác nhau về chiều dài của hỗ trợ nhỏ bé của họ để góc độ khác nhau được hình thành giữa các tấm đầu và tấm cơ sở. Một hằng số góc nêm (K) được trao cho mỗi tấm đầu. Những phạm vi từ góc nhỏ nhất K = 0,002 K = 0,0035, K = 0,004, K = 0,007 và lớn nhất K = 0,008, các hằng số phổ biến là K = 0,004 và K = 0,008.
------------------------------------------ 
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
LÊ VŨ
Mobile: 01215 871 660
E-mail: levulv91@gmail.com
Skype: levu91
----------------------------------------------
HIEN LONG TECHNOLOGY CORPORATION
B40 Kim Son Residential – Nguyen Huu Tho Street
Tan Phong Ward – District 7 – Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: (84-8) 6262 2862
Fax: (84-8) 6262 2860
Website: http://butmaydothietbi.blogspot.com/

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Kính hiển vi 2 mắt - Novex

KÍNH HIỂN VI 2 MẮT NOVEX
Model : 86.025
Hãng sản xuất : Novex /Euromex – Hà Lan
 
Ứng Dụng
Dòng kính hiển vi Novex đáp ứng các yêu cầu về độ nét, chất lượng hình ảnh, nguồn sáng, độ phóng đại và khả năng chống nấm mốc, dễ dàng vệ sinh chống lây nhiễm mẫu / bệnh phẩm cho ngành khoa học y sinh. Dòng kính hiển vi Novex  thường được trang bị trong các phòng thí nghiệm sinh học, vi sinh, sinh học phân tử, dược, bệnh viện, phòng xét nghiệm, trong các phòng nghiên cứu đại học….
Thông số kỹ thuật
– Thị kính có góc nghiêng 30 độ, xoay 360 độ, giúp cho người sử dụng thoải mái trong các thao tác vận hành.
– Khoảng cách của thị kính có thể điều chỉnh 55 – 75mm.
– Thị kính 10X/20.
– Vật kính: 4X, 10X, 40X, 100X.
– Độ phóng đại: 10x, 100x, 400x, 1000x.
– Bàn sa trượt kích thước 120 x 135mm cho phép dịch chuyển tiêu bản mẫu theo 2 phương X-Y với biên độ 76x52mm.
– Tụ quang abbe với độ mở NA 1.25.
Cấu tạo kính hiển vi
11825995_974269272638101_8799640050973978193_n
– Đế: làm bằng hợp kim mạ. Điều chỉnh tiêu cự bằng núm chỉnh trục thô và tinh, chia vạch 0.002mm
– Mâm xoay gắn vật kính: loại 4 vị trí gắn vật kính
– Bàn sa trượt cơ loại lớn: 120x 135mm có thể điều chỉnh thoe phương X và Y lần lượt là: 75 x 35mm
– Tụ quang N.A 1.25 có giá giữ định tâm với màng chập chắn sáng và gá giữ lọc với lọc trung tính và lọc xanh lam. Có thể điều chỉnh theo phương đứng bằng núm điều chỉnh.
– Hệ chiếu sáng : dùng đèn halogen 6V/ 20W. Điều khiển ánh sáng liên tục bằng bộ thyristor. Bên trong có gắn bộ biến áp 230V với công tắc.

Cung cấp bao gồm

– Kính 86.025-Halogen-BBS.
– 4 vật kính 4x, 10x,40x,100x.
– 2 thị kính 10X/20.
– Kính lọc ánh sáng.
– Bao che bụi, bộ lọc, dầu soi và các dụng cụ khác được chứa trong thùng (có xốp).
——————————————
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
LÊ VŨ
Mobile: 01215 871 660
E-mail: levulv91@gmail.com
Skype: levu91
———————————————-
HIEN LONG TECHNOLOGY CORPORATION
B40 Kim Son Residential – Nguyen Huu Tho Street
Tan Phong Ward – District 7 – Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: (84-8) 6262 2862
Fax: (84-8) 6262 2860
Website: http://maythietbivn.com/
- See more at: http://maythietbivn.com/shop/thiet-bi-thi-nghiem-co-ban/kinh-hien-vi-2-mat#sthash.Jim41sIl.dpuf

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN – THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN – THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC

     Việt Nam có bờ biển dài trên 3200 km và có vùng mặt nước nội địa rộng lớn, tới

hơn 1.4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dầy đặc. Điều kiện đất đai, khí hậu

nhìn chung rất thuận lợi, khiến Việt Nam từ lâu đã trở thành một trong những quốc gia

sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi

đó, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức

từ ô nhiễm môi trường, khí hậu, thời tiết, nguồn nước, dịch bệnh đang hằng ngày gây ra

những rủi ro cho người nuôi.



    Để nuôi trồng thủy sản thành công phải giải quyết mối quan hệ giữa 3 nhân tố là môi

trường, mầm bệnh và vật nuôi:

I. Môi trường luôn là điều kiện kiên quyết.

    Hầu hết các thất bại là do ô nhiễm môi trường. Từ môi trường ô nhiễm sinh ra các

khí độc, gây sốc và gây các bệnh về sinh lý (không do nhiễm trùng) và kích thích các

vi sinh vật cơ hội phát triển gây bệnh nhiễm trùng. Các chất hữu cơ không mong muốn

tích lũy trong ao nuôi, gây nên tình trạng phú dưỡng.

    Ví dụ, lượng thức ăn nuôi tôm đưa vào ao nuôi quá nhiều, trong khi tôm chỉ

sử dụng được khoảng 20%, số còn lại tích lũy trong môi trường. Các nguồn khác như

xác tảo, rong rêu, xác động vật thủy sinh, vỏ tôm sau khi lột…cũng góp phần làm tăng

lượng chất hữu cơ trong ao. Chỉ số BOD tăng khiến cho ao thiếu oxi. Các chất hữu cơ

lắng xuống đáy kích thích vi sinh vật kỵ khí phát triển sinh ra các khí độc. Môi trường

tốt còn luôn phải đảm bảo các điều kiện nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan, BOD, COD

phù hợp.



     ► Nhiệt độ:

          Động vật thủy sinh là động vật biến nhiệt, là hệ thống mở, tức là luôn phụ thuộc vào

điều kiện môi trường. Nhiệt độ môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống như

hô hấp, tiêu hóa thức ăn, khả năng chống chịu dịch bệnh và môi trường bất lợi. Nhiệt độ

thích hợp cho nuôi tôm là 28 -35oC.

     ► pH ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của tôm, cá:

          pH thích hợp trong khoảng từ 7.5 – 8.5. pH thấp làm tổn thương đến phần phụ,

mang, quá trình lột vỏ và độ cứng của vỏ tôm. pH thấp làm tăng tính độc của H2S gây

ngộ độc cho tôm. pH tăng làm tăng tính độc của NH3. Do vậy cần kiểm tra và điều

chỉnh pH hằng ngày.

    ► Độ mặn:

         Độ mặn được tính dựa trên tổng nồng độ các ion hòa tan trong nước, ảnh hưởng trực

tiếp đến đời sống thủy sinh vật và thay đổi tùy loài. Với tôm sú, độ mặn thích hợp là 18

- 30‰ , tối ưu là 18 - 25‰.

   ► Oxi hòa tan:

Oxy dùng để cho động vật hô hấp và dùng để Oxy hóa (phân giải) các chất hữu cơ

dư thừa trong ao nuôi. Lượng Oxy hòa tan thích hợp là 5 – 8mg/L. Nếu Oxy < 4mg/L sẽ

làm cho tôm sử dụng thức ăn kém và dễ bị nhiễm bệnh. Nếu Oxy < 3,5mg/L có thể làm

cho tôm chết.

   ► Độ kiềm:

        Đơn vị biểu hiện độ kiềm tính bằng mg/L CaCO3. Nước có độ kiềm cao là nước

cứng, còn thấp là nước mềm. Độ kiềm thích hợp buổi sáng là 80 – 120 mg/L. Sự thay

đổi của độ kiềm sẽ liên quan đến thay đổi pH, môi trường.

   ► Amôn:

        Trong nước amôn tồn tại dưới dạng NH3 và NH4. Amôn là sản phẩm khoáng hóa

(phân hủy) các hợp chất hữu cơ chứa nitơ (protein, axit amin, kitin) nhờ vi sinh vật

NH4 ít độc hoặc không độc trừ khi hàm lượng quá cao, NH3 là chất rất độc đối với tôm,

cá. NH3 chịu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ và độ mặn. Khi pH thấp, NH3 chuyển hóa

thành NH4. Trong ao nuôi nếu nhiệt độ thấp, độ mặn cao thì thì khả năng chịu đựng của

tôm với NH3 kém hơn.

       Để làm giảm nồng độ NH3 cần tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh chứa các vi

khuẩn nitrat hóa, ví dụ chế phẩm EMUNIV.S chứa các vi khuẩn Nitrosomonas chuyển

hóa NH3 thành NO‾2, rồi sau đó vi khuẩn Nitrobacter chuyển hóa NO‾2 thành NO‾3,

là nguồn thức ăn tốt cho tảo. Để làm giảm NH3 trong nước cũng có thể dùng bột cây

Yucca (Yucca schidigera), 1,5 kg/1000m3 (hai tuần sử lí một lần) hoặc bổ sung vào thức

ăn để làm giảm độc tính của NH3. Hàm lượng NH3 an toàn phải < 0,10mg/L.



   ► NO‾2 (nitrit):

        Là sản phẩm của quá trình nitrit hóa (gọi chung là quá trình nitrit hóa), tức là oxi

hóa amôn do các vi khuẩn nitrat hóa, đại diện là Nitrosomonas thực hiện. Hàm lượng

NO2<0,5mg/L không gây độc. Nếu cao, NO‾2 có thể phản ứng với hemoglobin tạo

thành methemoglobin, làm giảm sự vận chuyển oxi đến tế bào. Về phần mình, NO‾2 lại

được chuyển hóa tiếp nhờ các vi khuẩn nitrat hóa, đại diện là Nitrobacter, thành NO‾3.

NO‾3 là nguồn thức ăn tốt cho tảo và thực vật phù du, nhưng nếu vượt quá 7mg/L thì

môi trường sẽ bị phú dưỡng và nhiễm bẩn.

   ► Photphat:

        Photphat cần cho sự phát triển của tảo. Trong nước hàm lượng photphat được xác

định thông qua hàm lượng PO3-4, thường ít khi vượt quá 1mg/L. Đa số PO3-4 được

bùn đáy hấp thu và trở lại môi trường. Ở đầm nuôi đất chua phèn (chứa sulphat sắt và

sunphat nhôm) thì PO3-4 bị kết tủa nhiều, nên cần phải bón nhiều lân. Hàm lượng PO3-

thích hợp là 0,5mg/L. Nếu hàm lượng nito và photphat cao, môi trường sẽ trở nên phú

dưỡng. Rong tảo sẽ phát triển vượt trội, khi chết sẽ bị vi sinh vật phân giải, làm cho

nước bị đục, có mùi hôi thối, oxi hòa tan giảm, vật nuội sinh trưởng chậm, dễ bị mắc

bệnh hoặc bị chết vì ngạt thở.

   ► H2S:

        Ở tầng đáy, các vi khuẩn lưu huỳnh tiến hành khử sulfat trong điều kiện kị khí để tạo

H2S. H2S là chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Mức độ độc của H2S liên quan

đến nhiệt độ và pH của ao nuôi. Ở môi trường axit ( cung cấp nhiều ion H+) , phản ứng

phân hủy chất hữu cơ tạo H2S sẽ tăng lên, gây độc cho tôm. Hàm lượng H2S trong ao

nuôi không được vượt quá 0,1 mg/L.

II. Mầm bệnh:



     Các vi sinh vật gây bệnh cho tôm rất đa dạng, có thể là virut, vi khuẩn, nấm, động

vật nguyên sinh. Một số nhiễm từ tôm giống, còn phần lớn là do môi trường. Chúng có

sẵn trong ao, đầm nuôi tôm. Nước càng ô nhiễm thì số lượng của chúng càng nhiều và

rủi ro càng lớn.

     Bệnh do virut: Có khoảng 15- 16 loài virut gây bệnh cho tôm, chúng thường lan rất

nhanh và làm cho tỉ lệ tôm chết cao.

Các bệnh phổ biến là:

   ► Bệnh BMV (Monodon Baculovirus): Thuộc họ Baculoviridae có dạng hình que, có

lớp vỏ bọc ( occlusion body) genom là AND kép, xâm nhiễm vào tế bào biểu mô dạng

ống của gan, tụy và tế bào biểu bì phía trước của ruột giữa, gây bệnh cho tôm sú và

nhiều loại tôm khác. Tôm bị bệnh có màu tối hoặc xannh tái. Các phần phụ và vỏ kitin,

có nhiều vi sinh vật bám, gan, tụy bị teo. Tôm yếu dạt vào bờ. Tỉ lệ chết cao, đến 70 –

   ► Bệnh đốm trắng:

        Virut gây hội chứng đốm trắng (white spot dyndrom virut-WSSV) thuộc họ

Nimaviridae genom là AND kép. Virut hình elip hay hình que, có vỏ ngoài, ở đầu vỏ

mọc ra một đoạn protein giống như cái đuôi. Dấu hiệu đặc trưng của tôm bệnh là xuất

hiện đốm trắng ở dưới vỏ. Tôm ốm bỏ ăn, ít hoạt động, dạt vào bờ, nắp mang phồng,

vỏ có nhiều sinh vật bám, gan tụy có màu trắng hay vàng. Tỉ lệ tôm phát bệnh sau 6 – 7

ngày có thể làm tôm chết lên đến 100%.

   ► Bệnh vàng đầu:

        Virut gây bệnh vàng đầu ( Yellow head virut- YHV) thuộc họ Ronividae, genom

là AND đơn, dương. Virut xâm nhập vào tế bào, gan, ruột gây các triệu chứng như di

chuyển chậm, lờ đờ. Mang và gan, tụy có màu vàng nhạt sau đó chuyển sang nâu. Toàn

thân màu nhợt nhạt. Sau 3-5 ngày, tỉ lệ chết có thể lên đến 100%.

   ► Bệnh nhiễm virut hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (Ifectious hypodermal and

haematopoietic necrosis virut- IHHNV):

        Virut thuộc họ Pravoviridae, có genom là AND đơn, nhiễm vào tế bào nhiễm anten

và tế bào hệ bạch huyết, tế bào mang và tế bào thần kinh gây hoại tử. Bệnh xuất hiện từ

tôm post đến tôm trưởng thành. Tỉ lệ chết tương đối cao.

   ► Bệnh do vi khuẩn:

        Nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho tôm, làm cho tôm chậm phát triển, chết lác đác

hoặc chết hàng loạt. Thường gặp nhất là vi khuẩn Vibrio, thuộc họ Vibrionaceae vi

khuẩn hình que hơi uốn cong, Gram âm, kị khí, không sinh bào tử. Các loại gây bệnh

cho tôm gồm; V.parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. vulnificus, V. harvey, V.

urnissii..v.v…

       V. parahaemolyticus gây bệnh phát sáng ở tôm sú, cả ấu trùng và tôm trưởng thành. V. harvey, 

vulnificus, V. anguillarum…gây bệnh đỏ thân ở tôm sú thịt, bệnh mòn vỏ kitin, phần phụ như râu, 

chân bò, chân bơi và đuôi.

        Tôm nhiễm bệnh thay đổi tập tính như dạt vào bờ, lờ đờ, bỏ ăn, đổi sang màu đỏ

hoặc xanh.

        Vi khuẩn Vibrio có sẵn trong đầm nuôi. Số lượng của chúng tăng dần tùy thuộc vào

độ ô nhiễm môi trường. Mật độ cao nhất vào cuối vụ khi hàm lượng chất hữu cơ tăng

cao. Khi mật độ đạt >103 thì tôm bị bệnh. Vì thế vi khuẩn này được coi là vi khuẩn cơ

   ► Bệnh do nấm sợi:

        Tôm thường bị nhiễm nấm ở giai đoạn ấu trùng. Tác nhân chủ yếu là Lagenidium

callinectes và Sirolpidium ssp. Ở giai đoạn protozoea và mysis tôm bị nhiễm với triệu

trứng lờ đờ rồi chết. nấm Mucor bám vào mang. Fusarium nhiễm vào các giai đoạn

của tôm, làm đen mang dẫn đến tỉ lệ chết cao.

   ► Bệnh do động vật nguyên sinh:

        Protozoa luôn có mặt trong ao nuôi, các loại gây bệnh bao gồm các chi Zoothamium, 

Lagenophrys, gregaries kí sinh trong ruột làm tôm chậm lớn. Nếu mật độ quá dầy có

thể làm tôm chết. Microsporea bám vào cơ vân làm đục cơ. Một số kí sinh ở phía ngoài

như Zoothamium ssp, Epistylis ssp, gây cản trở đến chức năng hô hấp của tôm.

        Phần lớn các vi sinh vật kể trên có sẵn trong môi trường, là một phần của hệ vi sinh

vật bình thường trong môi trường. Chúng được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp hoặc

vi sinh vật cơ hội. Một khi sự cân bằng của vi sinh vật trong ao nuôi bị phá vỡ, các vi

sinh vật có hại phát triển ồ ạt và sớm cộng hưởng với các yếu tố có hại khác trong môi

trường để gây bệnh. Sự ô nhiễm môi trường trong thời gian gắn sẽ tác động tới hệ thần

kinh, trong thời gian dài sẽ làm tăng Strets, dẫn đến giảm khả năng tiêu thụ thức ăn,

giảm tăng trưởng, làm tăng tính mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh, dặc biệt là virut.



       Tất cả các yếu tố nêu trên sẽ làm cho thủy sản chết hàng loạt chỉ trong một thời gian

          - Epitylis,

          - Vorticella,

          - Gregarines,

          - Microsporidians,

      Việc sử dụng hóa chất và chất kháng sinh để trị bệnh cho tôm sẽ không đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm. Hóa chất tồn dư trong sản phẩm khi tích lũy đến nồng độ sinh

học, sẽ gây bệnh cho người dùng. Chất kháng sinh tích lũy trong ao sẽ gây hiện tượng

kháng thuốc. Gen kháng thuốc có thể truyền từ vi khuẩn trong ao cho các vi khuẩn gây

bệnh cho người làm cho chúng cũng trở thành kháng thuốc, dẫn đến việc dùng thuốc

kháng sinh để trị bệnh cho người không còn hiệu quả nữa.

      Nếu không sử dụng hóa chất và chất kháng sinh thì giải pháp hữu hiệu để giải quyết

vấn đề ô nhiễm môi trường ao nuôi chính là sử dụng các chế phẩm sinh học. Biện pháp

này là giải pháp tối ưu nhất và đang được sử dụng phổ biến ở tất cả các quốc gia nuôi

trồng thủy sản, cả Đông và Tây bán cầu, trong đó có việt Nam.

                                                                                   Nguồn: Công ty Cổ phần Vi sinh Ứng dụng