Trang

Bút đo pH, NO3, Ca...Horiba (Nhật)

Chuyên cung cấp các loại bút đo pH, NO3-, K+, Na+, Muối, Ca...ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại môi trường khác nhau. Máy đo được mẫu lỏng, rắn, bột, giấy, dệt nhuộm, màng film, sữa chua, mứt, trái cây, thạch, mực in, sơn, mỹ phẩm, tôm cá, thực phẩm, y tế, môi trường...

TEST SERA, KIỂM TRA ĐỘ pH, kH, gH, CO2, NO2...ỨNG DỤNG TRONG THỦY SẢN

WATER TEST – TEST KIT (Test kit kiểm tra môi trường nước nuôi trồng thủy sản)

Bể Điều Nhiệt (Water Bath)

Bể điều nhiệt được nhập khẩu trực tiếp từ USA, đảm bảo chất lượng thiết bị, chế độ bảo hành miễn phí 12 tháng. Bể điều nhiệt Polyscience gồm nhiều dung tích, phù hợp với yêu cầu của khách hàng: 2 lít, 5 lít, 10 lít, 20 lít, 28 lít…

Máy Đo Độ Nhớt Brookfield

Đo độ nhớt là cách đo gián tiếp sự khác lạ đối với một số thuộc tính khác. Nhiều thuộc tính như hàm lượng chất rắn, nồng độ tinh thể, độ màu, trọng lượng riêng có thể được đo dễ dàng và chính xác bằng đo độ nhớt hơn là những cách thông thường.

Máy đo pH để bàn

Máy đo pH do Eutech sản xuất với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, thời gian đo nhanh với kết quả có độ chính xác cao, đảm bảo an toàn cho người vận hành. Máy đo pH được nhập khẩu trực tiếp từ Singapour, đảm bảo các tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu, chế độ bảo hành miễn phí 12 tháng.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

pH trong hồ cá là gì? Cách tăng giảm pH trong hồ cá thủy sinh

pH trong hồ cá là gì? Cách tăng giảm pH trong hồ cá thủy sinh.

I. pH trong hồ cá là gì
Theo định nghĩa, pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hidro (H+) trong dung dịch và vì vậy độ pH là độ axít hay bazơ của nó. Định nghãi dễ hiểu thì độ pH trong hồ cá là độ axít hay độ chua của nước. Độ pH trung bình thường giao động từ 0 đến 14.
+ Đối với nước cất pH = 7 , nước trung tính.
+ Khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 , nước chua mang tính axit
+ Khi nước nhiều OH-, pH > 7 , nước có độ kiềm cao
Dưới đây là bảng màu pH thường dùng trong hồ cá thủy sinh


Bảng màu được dùng đo pH trong hồ cá thủy sinh

II. pH có ảnh hưởng như thế nào tới hồ cá thủy sinh
Giá trị pH có ảnh hưởng rất nhiều trong hồ cá thủy sinh, nó quyết định sự sống, sự sinh trưởng của cả cá và cây thủy sinh. Thường thì cá có thể sống trong môi trường có chỉ số pH khoảng từ 6 đến 8, tùy thuộc vào từng loại cá khác nhau mà có độ pH phù hợp với chúng. Đối với cây thủy sinh thì độ pH cũng quyết định sự sống và sinh trưởng của chúng, ví dụ: cây Huyết Tam Lang sẽ ra màu đỏ khi hồ cá thủy sinh có pH > 7 và sẽ ngã vàng xanh khi pH < 7 
-  Khi hồ cá thủy sinh có pH < 5.5, tính axit cao: nó sẽ gây tác hại trực tiếp đến chất nhờn của da cá, ngăn sự hô hấp và có thể làm cá chết, nó còn sản sinh ra H2S gây ngộ độc cho cá.
- Khi hồ cá thủy sinh có pH > 8.5, tính kiềm cao: nó sẽ phá hủy da và mang cá, làm giảm sự vận chuyển oxi, làm cá trao đổi chất nhiều nên chậm lớn, ngoài ra còn tăng hàm lượng NH3 trong nước rất có hại cho cá.
III. Cách đo đạc độ pH trong hồ cá
Thường thì có 2 cách thông dụng để đo độ pH trong hồ cá thủy sinh, đó là dùng dung dịch pH test và máy đo pH
1.       Dung dịch pH test :
Dung dịch pH test được bán rộng rãi trên các tiệm cá cảnh. Các bạn chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng là được. Nhưng nhớ lưu ý là dung dịch pH test luôn có thời hạn nhất định, vì thế nế xài quá lâu thì nên bỏ đi và mua lọ mới để việc kiểm tra pH trong hồ cá được chuẩn xác hơn.

Dung dịch test pH hồ cá

2.       Máy đo pH:
Máy đo pH trong hồ cá thì được dùng chuyên nghiệp hơn, với những người chuyên nghiệp thì mới cần tới máy đo pH này vì chi phí cũng khá cao.


Máy đo pH trong hồ cá thủy sinh

IV. Cách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh
Khi đã nắm rõ về độ pH trong hồ cá thủy sinh của mình rồi các bạn nên tìm hiểu kỹ tại sao độ pH của mình lại cao hay thấp như vậy. Vì độ pH trong hồ cá thủy sinh có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới nó. Ví dụ: cung cấp CO2 liều lượng quá nhiều cũng làm độ pH giảm xuống đáng kể. Kiểm tra độ pH trong hồ cá thủy sinh ít nhất 2 lần để có kết quả chính xác


Kiểm tra pH hồ cá thủy sinh kỹ trước khi tăng giảm pH

Lưu ý: khi tăng và giảm pH thì không nên làm thay đổi pH một cách đột ngột, như thế sẽ làm cá bị sock pH và có thể dẫn đến cá chết.
1.       Cách tăng độ pH trong hồ cá
- Dùng vôi tôi (CaCo3) theo tỷ lệ 10-20g/m3
- Cho san hồ vào hộp lọc là cách hay dùng nhất của dân chơi thủy sinh.
- Thay nước cất cách ngày từ 10-15% đến khi pH ổn định
2.       Cách giảm độ pH trong hồ cá
- Cung cấp thêm CO2 vào hồ cá thủy sinh, vừa giúp cây phát triển tốt, vừa làm pH ổn định
- Cung cấp vi sinh tốt trong lọc cũng làm pH ổn định trong hồ thủy sinh
- Bỏ dớn lan vào hộp lọc hồ cá
- Thay nước cất cách ngày từ 10-15% đến khi pH ổn định


V. Các lưu ý cơ bản về pH trong hồ cá thủy sinh
- pH trong hồ cá thủy sinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: phân nền, lượng CO2, lượng cây thủy sinh….
- Khi đo pH trong hồ cá thủy sinh thì nên lưu ý xem thiết bị đo pH còn sử dụng được tốt hay không.
- Không nên tăng hay giảm pH đột ngột trong hồ cá thủy sinh, nên tăng hay giảm pH từ từ sẽ giúp cá thích nghi tốt hơn.
- Hạn chế dùng dung dịch tăng hay giảm pH có bán trên thị trường, nên áp dụng cách tự nhiên nhất. Các dung dịch tăng hay giảm pH thường dễ làm sock cá và độ pH sẽ không ổn định lâu dài.